top of page
Search

Điều dưỡng nhi khoa - 4 khó khăn nhất định bạn phải vượt qua

Điều dưỡng nhi khoa - 4 khó khăn nhất định bạn phải vượt qua


Điều dưỡng nhi khoa - 4 khó khăn nhất định bạn phải vượt qua

Điều dưỡng nhi khoa là một chuyên ngành đòi hỏi sự chăm sóc chi tiết, tỉ mỉ đáp ứng các cung bậc cảm xúc, tâm sinh lý khác nhau của trẻ em. Để chăm sóc cho bệnh nhân ở lứa tuổi này, điều dưỡng viên nhi khoa phải đủ linh hoạt để thích ứng và tương tác với bệnh nhân. Họ cũng phải chuẩn bị tinh thần cho những cảm xúc căng thẳng khi chứng kiến ​​sự sợ hãi và khó chịu của các bệnh nhân nhỏ tuổi và gia đình của họ.

Bây giờ hãy cùng IECS tìm hiểu về những khó khăn cụ thể của một điều dưỡng viên nhi khoa nhé!


1.

Khó khăn về giao tiếp


Một khía cạnh quan trọng trong công việc của một điều dưỡng nhi khoa là giao tiếp với bệnh nhân. Điều dưỡng viên có nhiệm vụ lắng nghe mối quan tâm và vấn đề của bệnh nhân, trả lời câu hỏi của họ và giải thích các phương pháp điều trị, thuốc và thủ tục. Nhưng đối với bệnh nhân là trẻ em, trực tiếp lắng nghe vấn đề của các em là không thể mà phải thông qua bố mẹ hay người thân, đặc biệt là những trẻ còn rất nhỏ. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc các bệnh nhân nhỏ tuổi cũng không thể tiếp thu được những điều mà điều dưỡng nhi khoa hướng dẫn.

Các em ở độ tuổi này thường rất sợ hãi bệnh viện và chỉ muốn về nhà, nếu điều dưỡng viên không linh hoạt có thể sẽ gây ra sự ám ảnh đối với các bạn nhỏ và khó khăn cho những lần điều trị về sau. Các điều dưỡng viên nhi khoa phải học cách giao tiếp với trẻ em theo cách làm giảm bớt một số nỗi sợ hãi của chúng khi gặp bác sĩ, đồng thời không cung cấp cho chúng quá nhiều thông tin khiến chúng cảm thấy choáng ngợp hoặc bối rối.

2.

Sự chống lại


Bệnh nhi đôi khi không chịu hợp tác với các phương pháp điều trị và thuốc do bác sĩ chỉ định. Như đã nói, điều này thường bắt nguồn từ sự sợ hãi, đặc biệt là ở những bệnh nhân còn rất nhỏ. Trong khi người lớn biết rằng một mũi tiêm sẽ chỉ đau trong vài phút, một đứa trẻ nhỏ có thể thực sự khiếp sợ với bất kỳ loại tiêm nào.

Các điều dưỡng nhi khoa thường phải ép bệnh nhân chấp nhận điều trị. Mặc dù điều này là cần thiết cho sức khỏe của đứa trẻ, nhưng nó có thể gây ra cảm giác tội lỗi đối với điều dưỡng viên. Sự kháng cự với các phương pháp điều trị cũng có thể do cảm giác xấu hổ, đặc biệt là ở những bệnh nhân tuổi teen. Họ có thể không muốn đeo nẹp hoặc thiết bị điều chỉnh khác trước mặt bạn bè của mình vì sợ bị trêu chọc.

3.

Căng thẳng cảm xúc


Điều dưỡng nhi khoa có thể đối mặt với sự căng thẳng và đau buồn khi thấy một bệnh nhân của mình chịu đựng đau khổ, hoặc qua đời. Sự lo lắng này thường tăng lên khi chăm sóc trẻ em. Các điều dưỡng viên nhi khoa có thể cảm thấy kiệt sức khi chứng kiến ​​những bệnh nhân nhỏ tuổi của họ phải chịu đựng nhiều cuộc phẫu thuật, những đợt điều trị đáng sợ hoặc những triệu chứng đau đớn.

Điều dưỡng viên nhi khoa cũng phải chứng kiến ​​nỗi sợ hãi, buồn bã và cảm xúc đau đớn của cha mẹ trẻ em và các thành viên khác trong gia đình. Khác với bệnh nhân trưởng thành, những bệnh nhân nhỏ tuổi rất dễ gây cảm tình và thân thiết với các điều dưỡng viên. Dó đó, sau một thời gian dài tiếp xúc, điều dưỡng viên có thể ngày càng gắn bó với em nhỏ đó, và điều đó có thể gây tổn thương nghiêm trọng cho các điều dưỡng viên nếu đứa trẻ không may qua đời.

4.

Tương tác với các thành viên trong gia đình


Các bậc cha mẹ thường cảm thấy tức giận và bất lực khi con họ bị ốm, và họ có thể trút sự thất vọng của mình lên các điều dưỡng nhi khoa và nhân viên chăm sóc sức khỏe khác.

Cha mẹ đã quá quen với việc bảo vệ con cái và chịu trách nhiệm về chúng, họ có thể gặp khó khăn khi giao việc chăm sóc con cái cho bác sĩ và điều dưỡng viên. Thay vì trở nên tức giận hoặc cảm thấy rằng cha mẹ đang can thiệp vào việc chăm sóc bệnh nhân, điều dưỡng viên nhi khoa phải thông cảm với họ và nỗ lực để khiến họ cảm thấy được tham gia vào quá trình điều trị của con mình.

Các điều dưỡng nhi khoa phải dành thời gian để trả lời các câu hỏi của phụ huynh và hướng dẫn họ cách họ có thể đóng góp vào sự phục hồi của trẻ.

Trên đây là những thách thức của một điều dưỡng viên nhi khoa có thể gặp phải. Mặc dù khó khăn nhưng đây là một công việc vô cùng ý nghĩa phải không nào?


Du học nghề Đức - Chính sách tuyển Điều Dưỡng Viên tại CHLB Đức


https://youtu.be/6MdHFP8Dls0


Bài viết này thuộc bản quyền của Tổ Chức Tư Vấn Giáo Dục Quốc Tế IECS. Sao chép dưới mọi hình thức xin vui lòng dẫn nguồn và links.


THAM KHẢO THÊM:


Du học Đức

Phân biệt trường đại học ứng đụng, đại học tổng hợp và trường nghề

Có nên du học nghề Đức với trình độ tiếng Đức A2?

Gia hạn Visa ở Đức

Chi phí sinh hoạt ở Đức của du học sinh

So sánh chi phí sinh hoạt ở Việt Nam và Đức của sinh viên

Những


công việc của nhân viên buồng phòng khách sạn


Có nhiều


cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp ở Đức không?


11


phẩm chất người điều dưỡng viên giỏi nên có

IECSVuatiengduc là công ty chuyên du học nghề Đức và trung tâm tiếng Đức uy tín nhất hiện nay. Với đội ngữ sáng lập đã sinh sống 20 năm tại Đức IECS và Vuatiengduc chúng tôi hiểu các bạn cần gì và sẽ tìm ra giải pháp cho từng học viên học tiếng Đức chuyên nghiệp.

4 views0 comments

Recent Posts

See All

Mẹo đăng ký Internet ở Đức rẻ nhất

Mẹo đăng ký Internet ở Đức rẻ nhất Trước khi bắt đầu cuộc sống của một du học sinh bao giờ cũng gặp nhiều bỡ ngỡ trước môi trường mới, nền văn hóa mới và bạn chưa biết cách sử dụng internet ở Đức như

Ngày hội việc làm tại Đức năm 2023 có gì HOT

Ngày hội việc làm tại Đức năm 2023 có gì HOT [caption id="attachment_23466" align="aligncenter" width="600"] Ngày hội việc làm tại Đức[/caption] Ngày hội việc làm tại Đức là cách tiếp cận tuyệt vời nh

bottom of page