top of page
Search

Có nên nhập quốc tịch Đức - 6 tips cần lưu ý khi nhập tịch

Có nên nhập quốc tịch Đức - 6 tips cần lưu ý khi nhập tịch

Rất nhiều nhà đầu tư, du học sinh, người lao động sau nhiều năm sinh sống tại Đức muốn có quốc tịch của quốc gia này, thế có nên nhập Quốc tịch Đức hay không? Hãy cùng IECS tìm hiểu điều kiện nhập quốc tịch Đức trong bài viết này nhé![caption id="attachment_22524" align="aligncenter" width="600"]


Có nên nhập quốc tịch Đức[/caption]

1. Có nên nhập quốc tịch Đức hay không?

1.1 Lợi ích:


  • Khi bạn sở hữu quốc tịch Đức, bạn sẽ nhận được mọi quyền lợi của công dân Đức nói riêng và công dân EU nói chung. Những quyền lợi này bao gồm:

  • Quyền bầu cử

  • Quyền bảo vệ lãnh sự

  • Tự do đi lại như 1 công dân Đức – Tới 188 nước mà không cần phải xin thị thực. Hộ chiếu Đức là hộ chiếu quyền lực nhất Liên minh Châu Âu.

  • Các quyền lợi về an sinh xã hội như bảo hiểm y tế, lương hưu, trợ cấp thất nghiệp, nghỉ thai sản, trợ cấp sinh con…

  • Ngoài ra, khi trở thành công dân Đức, bạn sẽ có mọi quyền lợi của một công dân EU bình thường. Những quyền lợi này bao gồm:

  • Học tập, sinh sống và làm việc tự do ở 31 quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU), Khu vực Kinh tế châu Âu (EEA) và Thụy Sĩ một cách tự do. Nếu tới các nước thuộc nhóm này du học, bạn sẽ được hỗ trợ học phí ưu đãi.


1.2 Bất lợi


  • Phải thực hiện nghĩa vụ quân sự hoặc phục vụ dân sự theo luật định.

  • Có trách nhiệm hoạt động xã hội như giúp bầu cử, bồi thẩm…

  • Mất một số quyền lợi áp dụng riêng cho người nước ngoài như không được trả lại tiền đóng hưu trí khi muốn về hắn Việt Nam. – Nếu buộc thôi quốc tịch Việt Nam, sẽ mất những quyền lợi: Quyền công dân Việt Nam bầu cử và ứng cử trong nước, trở về nước phải xin thị thực hoặc miễn thị thực, khó khăn trong thừa kế và sở hữu, mất các tiêu chuẩn đào tạo trong nước, lưu trú trong nước bị giới hạn


2. Các diện nhập quốc tịch Đức


Có 3 cách chính để nhập quốc tịch Đức:


  • Diện cư trú: Sau khi sinh sống tại Đức đủ một khoảng thời gian, bạn có thể nộp đơn xin nhập quốc tịch. Nếu đáp ứng được đầy đủ các điều kiện của chính phủ Đức, bạn sẽ được nhập quốc tịch Đức.

  • Theo huyết thống: Nếu bạn có bố mẹ là người Đức, bạn sẽ có quốc tịch Đức.

  • Theo nơi sinh: Thông thường, trẻ em sinh ra tại lãnh thổ Đức sẽ tự động có quốc tịch Đức.


3. Điều kiện để nhập Quốc tịch Đức cho người Việt nam


Như chúng ta đều biết, quốc tịch là một mối quan hệ có tính pháp lý, có tính chất lâu dài, bền vững, ổn định và không bị giới hạn giữa một cá nhân với một chính quyền nhà nước nhất định. Quốc tịch còn có thể hiểu là tổng thể các quy phạm pháp luật, điều chỉnh mối quan hệ phát sinh (mong muốn hoặc không mong muốn) trong các điều kiện: Có, mất, thôi, tước, hủy, trở lại quốc tịch. Một cá nhân nào đó muốn được xin nhập quốc tịch Đức cũng phải đáp ứng đầy đủ những điều kiện, cụ thể như sau:


  • Điều kiện đầu tiên là người đó phải ở Đức một cách hợp pháp ít nhất trong khoảng thời gian 8 năm, có giấy phép lưu trú Aufenthaltserlaubnis ubefrisfet trước đây, và Niederlassungserlaubnis hiện nay (nếu là vợ hoặc chồng hưởng theo chỉ cần 5 năm) theo quy định.

  • Điều kiện thứ 2 đó là phải sở hữu giấy chứng nhận đã đóng bảo hiểm hưu trí trong vòng 5 năm. Đồng nghĩa với việc đã đi làm ở Đức tổng cộng tối thiểu 5 năm (đối với vợ/chồng hưởng theo chỉ cần 3 năm).

  • Điều kiện thứ 3 đó là khi nộp đơn vợ hoặc chồng phải đang có việc làm toàn phần (Vollbeschäftigung), hoặc hưởng lương thất nghiệp bậc I. Nếu đang hưởng Hartz IV, thì phải đợi đến khi có việc làm, trừ những trường hợp khó khăn đặc biệt (Härtefall).

  • Điều kiện cuối cùng đó là thủ tục xin thôi quốc tịch Việt Nam và nhập quốc tịch Đức. Hiện nay, thời gian nhanh nhất để làm điều này là khoảng 1 năm rưỡi.


4. Du học nghề Đức nên nhập quốc tịch không?



  • Đi du học nghề Đức hầu hết mọi người rất mong muốn có công việc ổn định và mức thu nhập cao. Điều này hoàn toàn có thể đạt được, nhưng khi về Việt Nam một quốc gia đang phát triển cách xa Đức. Bạn đôi khi sẽ không nhận được mức đãi ngộ như thị trường lao động Đức. Chính vì thế, thực trạng du học sinh sau khi học nghề xong ở lại nhập quốc tịch rất nhiều.

  • Việc bỏ quốc tịch Việt Nam để lấy quốc tịch một đất nước khác không có gì sai trái. Thậm chí còn giảm áp lực về nguồn lao động cho nước nhà. Tuy nhiên, bạn nên cân nhắc giữa lợi ích và mong muốn của bản thân. Bởi Đức chỉ cho mang duy nhất một quốc tịch, đồng nghĩa với việc bạn phải bỏ quốc tịch Việt Nam. Trong trường hợp lựa chọn vì công việc hay gia đình đều muốn sinh sống ở quốc gia mới thì bạn hoàn toàn có thể lựa chọn. Còn nếu không định cư lâu dài cũng là một phương án không tệ đối với học nghề


5. Hướng dẫn nộp đơn xin nhập quốc tịch Đức



  • Nếu bạn đã đáp ứng tất cả các yêu cầu kể trên, bạn có thể nộp đơn xin nhập quốc tịch Đức. Người dưới 16 tuổi sẽ cần cha mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp nộp đơn thay.

  • Chi phí nộp đơn là 255 EUR/người lớn và 51 EUR/trẻ em dưới 16 tuổi. Bạn có thể nhận và điền đơn đăng ký tại văn phòng nhập cư địa phương, hội đồng thành phố, văn phòng quận hoặc hội đồng thị trấn.

  • Bạn sẽ cần cung cấp thêm các tài liệu sau:

  • Sao kê ngân hàng để chứng minh tình hình tài chính của bạn

  • Hồ sơ cư trú Đức

  • Bằng chứng về kỹ năng tiếng Đức của bạn (chứng chỉ DTZ)

  • Biên lai nộp tiền

  • Giấy chứng nhận nhập tịch sau khi vượt qua bài kiểm tra quốc tịch

  • Bài kiểm tra quốc tịch Đức gồm 33 câu hỏi và kéo dài khoảng 1 tiếng. 4 phần chính của bài kiểm tra bao gồm:

  • Sống trong môi trường dân chủ

  • Lịch sử và trách nhiệm của chúng ta

  • Con người trong xã hội

  • Một số câu hỏi cụ thể về nơi bạn đang sống.

  • Bạn cần đạt ít nhất 17/33 câu hỏi để được nhận chứng chỉ nhập tịch và không giới hạn số lần thi lại.

  • Lệ phí tham gia thi là 25 EUR, lệ phí nhận chứng chỉ là 25 EUR.


6. Các trường hợp được miễn thi quốc tịch


  • Một số ít cá nhân được miễn thi quốc tịch, bao gồm:

  • Trẻ em có độ tuổi dưới 16.

  • Bất kỳ ai không thể thực hiện bài kiểm tra vì tuổi già, bệnh tật hoặc khuyết tật.

  • Những người đã có bằng cấp cao hơn về chính trị, luật hoặc khoa học xã hội được cấp từ một trường đại học của Đức.

  • Nhận quốc tịch Đức thông qua hôn nhân

  • Bạn sẽ không được phép có quốc tịch Đức nếu chỉ thông qua việc kết hôn với một công dân Đức.

  • Có những điều kiện bổ sung mà bạn phải đáp ứng. Như là bạn đã phải kết hôn ít nhất 2 năm và là cư dân hợp pháp tại Đức tối thiểu 3 năm để đủ điều kiện.

  • Nếu bạn kết hôn ở Đức sau khi đến quốc gia này. Quá trình sinh nhập quốc tịch Đức theo diện kết hôn sẽ mất nhiều thời gian hơn.


Để sở hữu quốc tịch Đức theo diện kết hôn, bạn cần phải đăng ký nhập quốc tịch và đáp ứng tất cả các điều kiện cần thiết, ngoài các yêu cầu kết hôn.

Review du học nghề tại Đức: Xin VISA không khó khi có IECS lo

https://youtu.be/NJ2HuJU4bak

Bài viết này thuộc bản quyền của Tổ Chức Tư Vấn Giáo Dục Quốc Tế IECS. Sao chép dưới mọi hình thức xin vui lòng dẫn nguồn và links.

THAM KHẢO THÊM:



IECSVuatiengduc là công ty chuyên du học nghề Đứctrung tâm tiếng Đức uy tín nhất hiện nay. Với đội ngữ sáng lập đã sinh sống 20 năm tại Đức IECS và Vuatiengduc chúng tôi hiểu các bạn cần gì và sẽ tìm ra giải pháp cho từng học viên học tiếng Đức chuyên nghiệp.

0 views0 comments

Recent Posts

See All

Mẹo đăng ký Internet ở Đức rẻ nhất

Mẹo đăng ký Internet ở Đức rẻ nhất Trước khi bắt đầu cuộc sống của một du học sinh bao giờ cũng gặp nhiều bỡ ngỡ trước môi trường mới, nền văn hóa mới và bạn chưa biết cách sử dụng internet ở Đức như

Ngày hội việc làm tại Đức năm 2023 có gì HOT

Ngày hội việc làm tại Đức năm 2023 có gì HOT [caption id="attachment_23466" align="aligncenter" width="600"] Ngày hội việc làm tại Đức[/caption] Ngày hội việc làm tại Đức là cách tiếp cận tuyệt vời nh

bottom of page